Thời cổ đại phương Đông Thoái_vị

Tại phương đông, thoái vị thường gắn liền với chế độ Thiện nhượng (chữ Hán: 禪讓). Thiện nhượng có nghĩa là "nhường lại ngôi vị", được ghép bởi các cụm từ Thiện vị và Nhượng vị, là một phương thức thay đổi quyền thống trị trong lịch sử các vương triều phong kiến Trung Quốc, sau này được phổ biến sang các nước Đồng Văn. Dưới đây là bản liệt kê một loạt những cuộc thoái vị nhường ngôi trong lịch sử:

  1. Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ
  2. Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Nhật Bản và Lưu Cầu
  3. Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Việt Nam
  4. Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Triều Tiên và Hàn Quốc

Ngoài những cuộc thoái vị nhường ngôi, trong lịch sử còn xuất hiện những trường hợp thoái vị không nhường ngôi, nghĩa là sau khi thoái vị thì chính quyền đó cũng chấm dứt luôn, thông thường đều là những vị quân chủ cuối cùng của 1 quốc gia phong kiến. Điển hình như: Thanh Cung Tông Ái Tân Giác La Phổ Nghi bên Trung Quốc, hay vua Bảo Đại của nhà Nguyễn ở Việt Nam.